Tin mới

Dùng máy quét CT để so sánh sự khác biệt bên trong giữa kính thực tế ảo hỗn hợp Apple Vision Pro với Meta Quest 3 và Quest Pro

Hôm qua, kênh công nghệ Lumafield đã xuất bản video clip so sánh sự khác biệt bên trong giữa các kính thực tế ảo phổ biến hiện nay là Vision Pro và Meta Quest 3, Quest Pro thông qua máy quét CT.

scan_ct_005.jpg (326 KB)

Lumafield đã sử dụng máy quét CT công nghiệp Neptune và phần mềm phân tích Voyager để chụp chi tiết Apple Vision Pro, Meta Quest Pro và Meta Quest 3. Mục đích của việc khám phá này không phải là so sánh trực tiếp hay đánh giá sản phẩm. Thay vào đó là tìm hiểu các triết lý thiết kế và chiến lược thị trường khác nhau của Apple và Meta bộc lộ thông qua kỹ thuật phần cứng.

scan_ct_001.jpg (258 KB)

Thiết kế:

Các thành phần của Vision Pro được sắp xếp theo cách tối đa hóa không gian bên trong mà không ảnh hưởng đến vẻ ngoài, nó sử dụng các dải bảng mạch PCB linh hoạt và các linh kiện điện tử được đặt ở các góc khác nhau.

Điều này hoàn toàn trái ngược với Meta Quest Pro và Quest 3, vốn áp dụng cách tiếp cận truyền thống hơn là xếp chồng các thành phần chính trên một mặt phẳng.

scan_ct_003.jpg (261 KB)

Bố cục bên trong đã cung cấp chìa khóa để hiểu đặc tính thiết kế và kỹ thuật đằng sau những sản phẩm này. Các nhà thiết kế của Apple nổi tiếng vì đã đặt ra cho các đồng nghiệp kỹ sư của họ những thử thách khó khăn để đạt được các mục tiêu đầy tham vọng về hiệu suất phần cứng và phần mềm mà không ảnh hưởng đến hình thức và cảm nhận tổng thể của thiết bị. Trong khi đó, Meta theo đuổi triết lý thiết kế tập trung vào tính dễ sử dụng và nhằm mục đích phổ cập hóa kính thực tế ảo bằng cách cung cấp sản phẩm của họ với mức giá phải chăng hơn.

Cảm biến:

Kiểm tra cảm biến của thiết bị cho thấy Vision Pro chủ yếu dựa vào tính năng theo dõi mắt và tay để điều hướng giao diện người dùng, sử dụng mảng cảm biến phức tạp bao gồm camera IR theo dõi mắt, máy quét LiDAR, hệ thống camera TrueDepth (được sử dụng cho FaceID trên các thiết bị Apple), camera hướng xuống dưới để theo dõi bàn tay và micro MEMS để ra lệnh bằng giọng nói.

scan_ct_011.jpg (319 KB)

Apple Vision Pro

Quest 3 có thiết lập bốn camera để theo dõi không gian và truyền video, sử dụng cảm biến Time of Flight để cảm nhận độ sâu. Điều này cho thấy việc ưu tiên sử dụng  hồng ngoại hơn là công nghệ LiDAR chính xác nhưng tốn kém hơn. Mặc dù Quest Pro ban đầu dự định đưa cảm biến Time of Flight vào, nhưng nó đã bị lược bỏ trong sản phẩm cuối cùng. Meta đã hướng tới sự cân bằng trong việc lựa chọn công nghệ cảm biến dựa trên nhu cầu ứng dụng.

scan_ct_010.jpg (236 KB)

Bộ điều khiển Meta Quest Pro

Bộ xử lý:

Bộ xử lý trong những chiếc tai nghe này là sức mạnh cho tác vụ trải nghiệm thực tế ảo. Trái tim của Vision Pro là con chip chip M2 và R1 tùy chỉnh của Apple, được thiết kế để quản lý mọi thứ từ màn hình đến các tác vụ điện toán không gian. Trong khi đó, tai nghe Meta Quest dựa trên nền tảng chip Snapdragon XR2 do Qualcomm cung cấp.

scan_ct_009.jpg (217 KB)

Meta Quest Pro (trái) và Meta Quest 3 (phải)

Quản lý nhiệt:

Apple và Meta áp dụng các chiến lược quản lý nhiệt khác nhau, trong đó Quest Pro sử dụng kết hợp làm mát chủ động và thụ động cơ bản, trong khi Vision Pro sử dụng máy thổi vi mô.

scan_ct_007.jpg (322 KB)

Apple Vision Pro (trái) và Meta Quest Pro (phải)

Pin:

Thiết kế và vị trí của pin càng tạo nên sự khác biệt cho các sản phẩm, trong đó Vision Pro chọn bộ pin ngoài để cải thiện hiệu suất, còn mẫu Meta Quest có pin tích hợp trong tai nghe để thuận tiện cho người dùng.

scan_ct_008.jpg (146 KB)

Apple Vision Pro (trái), Meta Quest 3 (giữa) và Meta Quest Pro phải)

Hai chiếc kính thực tế ảo của Meta thể hiện tính kinh tế vượt trội về phương tiện. Họ cung cấp càng nhiều càng tốt bằng cách sử dụng càng ít càng tốt.

Minh Hoàng