Tin mới
Hàng chục triệu ổ cứng và thiết bị lưu trữ bị tiêu hủy hàng năm
Tiêu hủy hay tái chế đều gây hại cho môi trường mà để im thì cũng không an toàn về bảo mật.
Một báo cáo mới từ Financial Times tiết lộ rằng quy trình tiêu chuẩn hiện tại của các công ty công nghệ như Amazon, Microsoft và Google là loại bỏ máy chủ cũng như ổ cứng vài năm một lần thay vì xóa dữ liệu để bán lại chúng cho các đại lý. Nguy cơ lộ dữ liệu dù là nhỏ nhất gây ra hậu quả pháp lý nghiêm trọng không còn là nỗi lo, tuy nhiên, môi trường lại chứng kiến ảnh hưởng nặng nề cũng chẳng kém. Theo ước tính, cùng với các ngân hàng, sở cảnh sát và cơ quan chính phủ, tập đoàn công nghệ sẽ tiêu hủy khoảng hàng chục triệu thiết bị lưu trữ mỗi 12 tháng. Tháng trước, Ủy ban Chứng khoán và Giao dịch Hoa Kỳ đã phạt Morgan Stanley 35 triệu USD vì bán đấu giá hàng nghìn ổ cứng, làm lộ dữ liệu của hàng triệu khách hàng. Không có dấu hiệu cho thấy bất kỳ người dùng nào đã bị thiệt hại do rò rỉ. Dẫu vậy, nhiều công ty, đặc biệt là những hệ thống vận hành các dịch vụ đám mây chắc chắn không muốn xảy ra tình huống tương tự. Tiến thoái lưỡng nan, các công ty nghĩ rằng tiêu hủy là giải pháp duy nhất để giữ an toàn cho dữ liệu mặc dù các chuyên gia xem đó là một lựa chọn cực đoan không cần thiết. Nhiều ổ cứng và máy chủ có thể tồn tại trong nhiều năm hoặc thậm chí nhiều thập kỷ. Ngoài ra, nguy cơ bị những kẻ xấu khôi phục dữ liệu từ các thiết bị lưu trữ cũ là rất ít. Một số người dùng có lẽ vẫn tin rằng việc vứt bỏ phần cứng lỗi thời và nâng cấp lên thế hệ mới là tốt cho môi trường nhưng thực tế, điều này chỉ đúng ở điểm tiết kiệm năng lượng. Còn lại, lượng khí thải carbon của hầu hết các sản phẩm công nghệ đến từ quá trình sản xuất, không sản sinh trong quá trình hoạt động. Chính vì vậy, tái chế để sử dụng những vật liệu này có nghĩa là lặp lại phần công việc sản sinh ra nhiều lượng khí thải carbon nhất của phần cứng.
Theo gizchina