Tin mới
Mỗi tuần có một sinh mạng được cứu bởi drone
Mới đây, DJI đã công bố một nghiên cứu chỉ ra rằng trung bình mỗi tuần có một sinh mạng được cứu bởi máy bay không người lái.
Theo đó, DJI cho biết 59 sinh mạng đã được cứu bởi drone trong 18 sự cố khác nhau xảy ra xuyên suốt một năm vừa qua, nghĩa là trung bình mỗi tuần lại có một sinh mạng được cứu. Các vụ cứu hộ đã xảy ra ở nhiều nơi khác nhau trên thế giới, nhưng phổ biến nhất tại: Mỹ, Trung Quốc, Canada và Thổ Nhĩ Kỳ.
Theo nghiên cứu này có đến 1/3 trên tổng số các vụ cứu hộ do những người dân thường thực hiện chứ không phải nhân viên cứu hộ. DJI cũng đưa ra con số so sánh rằng một đội cứu hộ 5 người cần trung bình 2 giờ đồng hồ để tìm kiếm nạn nhân trong khu vực rộng một ki-lô-mét vuông, trong khi đó nhưng một chiếc máy bay không người lái chỉ cần 20 phút (nhanh gấp 6 lần).
Trong trận lũ lụt dữ dội xảy ra vào cuối năm ngoái ở Chennai (Ấn Độ), cảnh sát thành phố đã tìm và giải cứu 200 người nhờ máy bay không người lái có khả năng truyền tải video, định vị GPS để xác định chính xác vị trí của người bị nạn trên bản đồ.
Một trường hợp khác xảy ra cách đây 3 năm, đó là vụ cháy ở Connecticut (Mỹ), gần khu vực cất giữ chất nổ. Các nhân viên cứu hỏa đã sử dụng máy bay không người lái truyền hình ảnh cho iPhone của mình trước khi xác định rằng nó đủ an toàn để gửi nhân viên cứu hộ tới hiện trường.
Hình ảnh chiếc drone phát hiện và vận chuyển đồ cứu hộ cho 6 người bị mắc kẹt trong một vụ lũ lụt xảy ra ở Trung Quốc hồi tháng 5/2016.
Những chiếc máy bay không người lái có thể thực hiện hoạt động khảo sát mức độ an toàn cho người cứu hộ và được cứu hộ, phát hiện và cứu nạn ở mọi địa hình từ đất liền, núi rừng, băng tuyết, đầm lầy, đến ngoài biển hay trong những trận lũ lụt...
Trong một số trường hợp, nó còn là phương tiện chuyển lương thực, đồ y tế, áo phao... Thông qua nghiên cứu này, DJI muốn chứng minh rằng drone không nguy hiểm, trái lại còn rất hữu ích đối với con người. Trong một động thái gần đây, Cục Hàng không liên bang Mỹ (FAA) đã ban hành một quy định về mức khối lượng giới hạn cần phải xin phép trước khi sử dụng của drone vì cho rằng drone nặng hơn sẽ tiềm ẩn nhiều nguy hiểm. "Mặc dù máy bay không người lái chỉ bay ở độ cao hạn chế khiến nó không bao quát được toàn bộ thực địa và máy ảnh tầm nhiệt sẽ không phát huy tác dụng khi tìm kiếm vào ban đêm, trong những đám cháy nhưng nếu xét đến nhiều cách khía cạnh, quy định an toàn mà FAA đã ban hành có thể sẽ ảnh hưởng đến hiệu quả cứu hộ." - DJI chia sẻ.
>> FAA ép drone từ 250g phải đăng ký, DJI chê 'quá thấp!'
>> 6 flycam góp công tìm thi thể du khách Anh tại Sapa, Việt Nam
>> Đà Nẵng quản lý đô thị bằng máy bay không người lái
Tóm lại, chúng ta không thể tránh khỏi rủi ro khi sử dụng máy bay không người lái nhưng lợi thế của thiết bị này và những kết quả mà nó đem lại trong việc tìm kiếm, cứu hộ cứu nạn là điều không thể phủ nhận.