Tin mới
Nguồn phát digital: Nàng thơ mới của các DIYer
Chơi thiết bị, khái niệm trong lĩnh vực âm thanh khởi đầu tưởng như một cuộc chơi đơn giản, “có tiền là có tất cả”. Song khi đã dấn thân thì nó lại trở thành một bể Sở mênh mông đúng nghĩa. Tham gia một buổi offline với những người chơi đồ âm thanh, không chỉ khiến các newbie dễ đau bụng (vì năng khiếu hài hước của các dân chơi) mà còn dễ choáng váng vì niềm đam mê DIY đã biến những người mê chơi trở thành những “kho” kiến thức phong phú không ngờ.
Ở nơi ấy, tôi đã thấy… Buổi off-line Giao lưu các thiết bị nguồn phát Digital được tổ chức ngay sau Tết con Giáp Ngọ đã mở màn cho những cuộc “Cà phê là chính, Nghe nhạc là chủ yếu, Chia sẻ là quan trọng, Kiểm hàng là mục tiêu” của những người có cùng đam mê DIY và Mod thiết bị âm thanh (đa phần là thành viên diễn đàn nghe nhìn lớn nhất Việt Nam hiện nay là VNAV). Không gian gần 40m2 của quán cà phê Atlantic đã kín chỗ từ rất sớm, những bộ nguồn phát và phụ kiện tham gia giao lưu cũng được cẩn thận sắp xếp, bố trí để mang lên trình diễn thuận tiện nhất. Sau khi bộ tham chiếu khởi động thì toàn bộ quán rộ lên những tràng pháo tay và cả những tiếng thở vắn, thở dài đầy “ghen tị”, đề nghị tham chiếu chơi sau cùng để “anh em còn tinh thần giao lưu”. Tuy nhiên, lần lượt 8 bộ nguồn, bao gồm cả CDP, PC xuất digital và USB convert của các thành viên đã đăng ký trước cũng đã có những màn trình diễn thú vị, tinh thần giao lưu được thể hiện đầy thuyết phục khi đồ chơi được mượn và trao đổi không giới hạn. Đúng là có chứng kiến tận mắt mới thấy dân DIY cũng lắm người hóm hỉnh, hồn hậu và cũng rất chân thành, chứ không như hình dung của giới ngoại đạo về mấy ông tay lúc nào cũng mân mê tụ tị, mắt lom lo, hau háu nghiên cứu các loại trị số. Những trái tim lửa cháy Không phải trước giờ ở Việt Nam chưa có những thùng loa tự đóng, ampli tự ráp hay cuộn cảm tự cuốn tay, nhưng để đạt được chất lượng có thể chấp nhận được, thì đòi hỏi người DIY không chỉ kiến thức vật lý và điện thuộc hàng cứng mà còn phải đầu tư không ít thời gian, tâm sức tìm tòi, thử nghiệm vật liệu, và cả một chút khéo léo. Tất nhiên, tài chính cũng là một vấn đề không thể bỏ qua. Lắm tay DIYer chịu chơi còn đầu tư cho mình những thiết bị với linh kiện đắt giá, mà tính ra chi phí, còn cao hơn cả thiết bị có cấu hình tương đương của hãng. Bởi vậy nên lựa chọn giải pháp mua sẵn một dàn nghe hoặc nâng cấp dần thiết bị vẫn là tối ưu hơn cho nhiều những người yêu âm thanh. Song, vẫn có một số lượng người mê nghe nhạc, mê luôn cả việc biến những thiết bị do hãng sản xuất thành một món đồ “độc” của riêng mình, mang dấu ấn và tâm huyết của mình. Và bắt đầu từ đam mê, con đường “chung thân” với các món thiết bị, những sơ đồ mạch điện, những linh phụ kiện bé xíu từ con tụ, phần nguồn, bộ lọc… đã được dẫn dắt bởi niềm vui sướng, tự hào mỗi khi nghe được những thay đổi từ chính bộ dàn của mình, như nhìn thấy đứa con cưng lớn lên mỗi ngày.
Đôi khi tình yêu vẫn thế “Khi tham dự hai buổi giao lưu vừa qua mình chỉ muốn biết rằng cái cảm thụ về âm nhạc, âm thanh của mình còn được bao nhiêu phần trăm trong giới Hi-end mà thôi. Vì thực sự mình không đủ tài chánh để theo đuổi đam mê audio đúng nghĩa. Cụ thể là từ lúc giao lưu về tới bây giờ ở nhà mình vẫn mở nhạc nhưng cái âm hưởng của dàn tham chiếu vẫn chưa quên được. Cái PC của mình Mod hoàn toàn theo cảm tính, lượm lặt từng con tụ điện, từng khúc dây điện để phối ghép không phải là một hai ngày mà là một quãng thời gian dài.” Xin mượn lời của một thành viên đã tham gia buổi giao lưu bày tỏ trên diễn đàn VNAV, để thấy tình yêu của những người đàn ông đôi khi thật lạ lùng, và cũng đáng trân trọng biết chừng nào.
Thay đổi, để tốt hơn, và để thử thách khả năng cũng như sự kham nhẫn của chính mình, chứ không phải vì muốn chứng tỏ bất cứ điều gì, với bất cứ ai. Cho dù với nguồn phát nào, điều quan trọng nhất với những người yêu âm thanh, và đam mê DIY, là được thỏa sức mày mò, tích lũy kiến thức và trải nghiệm với chính những thiết bị của mình. Tinh thần học hỏi và chấp nhận thử, Thử - Sai không nản lòng cho đến khi tìm được giải pháp nâng cấp tốt nhất, bất kể tuổi tác, nghề nghiệp, mới là điều đáng quý, để dòng chảy DIY vẫn bền bỉ song hành cùng những xu hướng chơi thiết bị khác.
Nếu như gần mười năm về rước, rộ lên phong trào DIY loa kèn nhiều đường tiếng, ampli đèn thì vài ba năm trở lại đây là phong trào DIY nguồn phát DA cho cho các file nhạc lossless. Phàm đã thành “phong trào”, ắt sẽ có thoái trào. Nhưng chính những dòng chảy DIY âm thầm, nhưng bất tận của những audiophiles đam mê thử thách đã góp phần không nhỏ nuôi dưỡng và khơi gợi niềm đam mê âm thanh, thú vui chơi máy, nghe nhạc trong cộng đồng. Chẳng nói đâu xa, những guru trong nền công nghiệp âm thanh trước khi trở thành các tượng đài, đều là những tay DIY nghiệp dư, ham mày mò, phá phách, và xây dựng!
Đôi khi tình yêu vẫn thế “Khi tham dự hai buổi giao lưu vừa qua mình chỉ muốn biết rằng cái cảm thụ về âm nhạc, âm thanh của mình còn được bao nhiêu phần trăm trong giới Hi-end mà thôi. Vì thực sự mình không đủ tài chánh để theo đuổi đam mê audio đúng nghĩa. Cụ thể là từ lúc giao lưu về tới bây giờ ở nhà mình vẫn mở nhạc nhưng cái âm hưởng của dàn tham chiếu vẫn chưa quên được. Cái PC của mình Mod hoàn toàn theo cảm tính, lượm lặt từng con tụ điện, từng khúc dây điện để phối ghép không phải là một hai ngày mà là một quãng thời gian dài.” Xin mượn lời của một thành viên đã tham gia buổi giao lưu bày tỏ trên diễn đàn VNAV, để thấy tình yêu của những người đàn ông đôi khi thật lạ lùng, và cũng đáng trân trọng biết chừng nào.
Thay đổi, để tốt hơn, và để thử thách khả năng cũng như sự kham nhẫn của chính mình, chứ không phải vì muốn chứng tỏ bất cứ điều gì, với bất cứ ai. Cho dù với nguồn phát nào, điều quan trọng nhất với những người yêu âm thanh, và đam mê DIY, là được thỏa sức mày mò, tích lũy kiến thức và trải nghiệm với chính những thiết bị của mình. Tinh thần học hỏi và chấp nhận thử, Thử - Sai không nản lòng cho đến khi tìm được giải pháp nâng cấp tốt nhất, bất kể tuổi tác, nghề nghiệp, mới là điều đáng quý, để dòng chảy DIY vẫn bền bỉ song hành cùng những xu hướng chơi thiết bị khác.
Nếu như gần mười năm về rước, rộ lên phong trào DIY loa kèn nhiều đường tiếng, ampli đèn thì vài ba năm trở lại đây là phong trào DIY nguồn phát DA cho cho các file nhạc lossless. Phàm đã thành “phong trào”, ắt sẽ có thoái trào. Nhưng chính những dòng chảy DIY âm thầm, nhưng bất tận của những audiophiles đam mê thử thách đã góp phần không nhỏ nuôi dưỡng và khơi gợi niềm đam mê âm thanh, thú vui chơi máy, nghe nhạc trong cộng đồng. Chẳng nói đâu xa, những guru trong nền công nghiệp âm thanh trước khi trở thành các tượng đài, đều là những tay DIY nghiệp dư, ham mày mò, phá phách, và xây dựng!