Tin mới
Những bất tiện không ngờ khi máy tính Mac sử dụng chip ARM
Người dùng đang rất hạnh phúc khi thế hệ máy tính Mac mới mặc dù có giá rẻ hơn nhưng hiệu năng lại mạnh hơn nhiều lần so với những mẫu đắt hơn kha khá, nhưng bất tiện gặp phải cũng không hẳn không có.
Việc máy tính Mac chuyển đổi sang sử dụng chip ARM thay thế cho chip Intel đã có lịch sử sử dụng hơn 10 năm là một sự thay đổi lớn trong toàn ngành di động. Trước đó không nhiều người nghĩ rằng những con chip ARM yếu ớt có thể thay thế cho những chip Intel mạnh mẽ. Chỉ những chiếc laptop văn phòng, mỏng gọn mới có thể dùng chip ARM còn khi đã sử dụng tác vụ nặng, không có cửa cho chip ARM. Apple đã chứng minh họ hoàn toàn có thể giúp chip ARM làm những công việc nặng nề thậm chí còn tốt hơn cả chip Intel mạnh mẽ. Kết quả của việc này là Apple sẽ kiểm soát hệ sinh thái tốt hơn nhưng điều đó vô tình sẽ gây ra một số bất tiện cho người dùng. Ngày càng phụ thuộc vào App Store Để hỗ trợ các nhà phát triển trong việc chuyển đổi, Apple đã ra mắt bộ công cụ dành cho nhà phát triển Xcode 12 mới. Khi đó Xcode tạo ra một dãy nhị phân cho Apple Silicon và một cho Intel. Sau đó, nó kết hợp chúng lại với nhau dưới dạng một gói ứng dụng duy nhất để chia sẻ hoặc gửi lên Mac App Store.
Khi đó người dùng có thể cài đặt ngay trong kho ứng dụng mà không phải lo lắng về việc tải xuống phiên bản phù hợp. Tuy nhiên sẽ là rào cản lớn cho những ứng dụng cũ vốn đã không có kế hoạch phát triển mới khi đó một số ứng dụng nào đó sẽ không thể sử dụng trên thế hệ máy mới. Ngoài ra, Apple đang tìm cách tăng khả năng tương thích chéo giữa macOS của mình và iOS, tương lai chắc chắn là những ứng dụng được tạo ra sẽ chạy được trên cả hai nền tảng. Nên những nhà phát triển muốn đưa ứng dụng lên iOS và macOS buộc phải đồng ý với những tiêu chuẩn Apple đưa ra và trả thuế App Store. Đây cũng là khó khăn mà các nhà phát triển gặp phải. Tạm biệt Boot Camp và Hackintosh Cả Boot Camp và Hackintosh đều không hoạt động khi Apple thoát ra khỏi x86. Boot Camp là một công cụ nổi tiếng, được Apple phát triển với mục đích hỗ trợ những người dùng máy Mac cài đặt Windows ngay trên thiết bị của họ. Với Boot Camp, người dùng sẽ cài đặt Mac OS X và Windows ở hai phân vùng ổ cứng tách biệt, họ sẽ được chọn load vào hệ điều hành nào mỗi lần khởi động máy Mac. Nhưng Apple đã xác nhận rằng hỗ trợ Boot Camp sẽ không dùng được với máy Mac chạy kiến trúc ARM. Microsoft chỉ cấp phép phiên bản ARM của Windows 10 cho các nhà sản xuất PC nên rất ít khả năng chạy ARM Windows nguyên bản trên phần cứng của Apple. Những người muốn làm việc với cả hai hệ điều hành trên một thiết bị sẽ phải đợi phầm mềm ảo hoá nhưng những phần mềm ảo hóa phổ biến khả năng sẽ không hoạt động với ứng dụng mô phỏng Rosetta 2 của Apple.
Ở chiều ngược lại những ai chạy muốn chạy Mac OS trên phần cứng không phải của Apple. Mac OS hiện vẫn tiếp tục hỗ trợ x86, vì vậy những nhà phát triển Hackintosh vẫn có thể tiếp tục làm nhưng tương lai sẽ khá khó khăn đặc biệt khi Apple loại bỏ hỗ trợ của Intel. Chuyển sang kiến trúc ARM chắc chắn không thể nào loại bỏ Boot Camp và Hackintosh nhưng nó sẽ gây hạn chế cho các lựa chọn của người tiêu dùng để tương tác với hệ sinh thái của Apple. Cắt đứt quan hệ với Intel là đường cùng của ứng dụng Mong muốn của Apple chấm dứt sự phụ thuộc vào Intel là quá rõ ràng, tin đồn cho thấy nhà Táo Các tin đồn cho thấy công ty đã không hài lòng với sự phát triển chip của Intel trong nhiều năm khiến sản phẩm của họ gặp nhiều vấn đề, chi phí sản xuất bị đội lên. Chuyển sang chip ARM có lợi ích lớn về kinh tế cho Apple nhưng đồng nghĩa là những ứng dụng x86 cũng phải chuyển đổi. Giải pháp của Apple là Rosetta 2 nhưng đó chỉ là giải pháo tạm thời trong thời kỳ chuyển đổi, Rosetta 2 không phải tương lai lâu dài.
Dù sao, Apple vẫn khuyến khích các nhà phát triển xây dựng ứng dụng ARM gốc thay vì dựa vào mô phỏng dù không tránh khỏi sẽ có các ứng dụng cũ không bao giờ được biên dịch lại. Tương tự, Rosetta cũng không thể dịch một số tiện ích mở rộng CPU Intel, có nghĩa là một số ứng dụng hiệu suất cao không hoạt động trên máy Mac ARM. Đồng hồ đã điểm dành cho các ứng dụng x86 trên Mac OS. Đây sẽ là vấn đề đau đầu cho các nhà phát triển muốn đầu tư trong vòng vài năm tới. Về phía Apple, họ vẫn có lợi thế khi nắm chắc phần cứng và phần mềm, thu được lợi nhuận tốt hơn từ doanh số bán chip silicon. Lợi ích từ việc Apple kiểm soát nền tảng
Apple đã từ bỏ PowerPC vào năm 2006 do tốc độ xung nhịp thấp, đổi mới chậm chạp và chi phí của bộ vi xử lý của IBM. Trường hợp này cũng khá giống Intel ở thời điểm hiện tại. Hãng cũng không hề để ý tới một nhà cung cấp đang lên đó là AMD, chứng tỏ quyết tâm muốn kiểm soát nền tảng triệt để. Đầu tiên đó là kiểm soát về lộ trình phát triển của chip silicon. Với bộ vi xử lý nội bộ, Apple có thể thúc đẩy các tính năng hình ảnh, machine learning và bảo mật tích hợp theo hướng mà họ muốn. Tích hợp phần cứng và phần mềm sâu hơn đồng thời đem lại sự thúc đẩy trong việc phát triển phần mềm. Tích hợp chặt chẽ hơn với các API bảo mật, xác minh ứng dụng, sinh trắc học, thẻ tín dụng và thông tin thanh toán đều có thể thực hiện được với các API phần mềm và chip silicon mới. Các nhà phát triển không cần vất vả lo việc đảm bảo tính tương thích của sản phẩm và sử dụng hỗ trợ đa nền tảng với iOS. Sẽ còn một vài năm nữa để Apple chuyển đổi hoàn toàn sang kiến trúc ARM, khi đó Apple sẽ sở hữu một hệ sinh thái phần cứng và phần mềm được kiểm soát chặt chẽ, thống nhất trên các thiết bị đeo, thiết bị di động và PC. Liệu điều này có vì lợi ích của người tiêu dùng hay không vẫn còn phải chờ xem.