Tin mới
Samsung chuẩn bị khởi công nhà máy smartphone 3 tỉ USD ở Thái Nguyên
Đây là nhà máy sản xuất điện thoại thứ hai ở Thái Nguyên, thứ ba ở Việt Nam, biến Samsung thành nhà đầu tư nước ngoài lớn nhất từ trước đến nay.
Dự án xây dựng nhà máy smartphones trị giá 3 tỉ USD chính thức được phê duyệt qua đó nâng tổng số vốn đầu tư của Samsung tại Việt Nam lên 11,2 tỷ USD. Với mức vốn đầu tư khổng lồ, Samsung trở thành công ty (tập đoàn) đầu tư nước ngoài lớn nhất từ trước đến nay vào Việt Nam.
Theo kế hoạch ngày hôm nay (11/11/2014), tỉnh Thái Nguyên sẽ chính thức trao giấy chứng nhận đầu tư cho Công ty Samsung Electronics Việt Nam Thái Nguyên (SEVT) để triển khai xây dựng một nhà máy sản xuất, lắp ráp smartphone mới. Ở Thái Nguyên, Samsung cũng đã có một nhà máy tương tự với vốn đầu tư 2 tỷ USD. Nhà máy đó sau khi xây dựng đã hoàn thành và đi vào hoạt động bắt đầu từ hồi tháng 3/2014. Ngoài ra, ở Bắc Ninh Samsung cũng có một nhà máy sản xuất điện thoại di động nữa.
Nguồn tin từ báo Đầu tư cho biết, dự án này rất có thể sẽ được hưởng những ưu đãi ở mức cao nhất, với các ràng buộc về điều kiện nghiên cứu và phát triển (R&D). Theo cam kết của Samsung, khoản vốn 3 tỷ USD sẽ được giải ngân trong vòng 5 năm. Mặc dù vậy, tốc độ giải ngân rất có thể sẽ được nhà đầu tư đẩy nhanh hơn bởi trước đó nhà máy SEVT đã giải ngân được khoảng 1,5 tỷ USD sau 1,5 năm xây dựng (từ cuối tháng 3/2013) và trở thành một trong những dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) có tốc độ giải ngân nhanh nhất tại Việt Nam. Các dự án của Samsung đã và đang đóng góp tích cực cho công cuộc phát triển kinh tế - xã hội Việt Nam. Hiện tại, Samsung đóng góp tới gần 20% tổng kim ngạch xuất khẩu của cả nước và đang dần trở thành "đối tác chiến lược quốc gia" của Việt Nam. Nếu tận dụng được nguồn lực từ Samsung và các hãng khác, Việt Nam sẽ có cơ hội trở thành trung tâm sản xuất thiết bị công nghệ lớn trong khu vực.
Theo kế hoạch ngày hôm nay (11/11/2014), tỉnh Thái Nguyên sẽ chính thức trao giấy chứng nhận đầu tư cho Công ty Samsung Electronics Việt Nam Thái Nguyên (SEVT) để triển khai xây dựng một nhà máy sản xuất, lắp ráp smartphone mới. Ở Thái Nguyên, Samsung cũng đã có một nhà máy tương tự với vốn đầu tư 2 tỷ USD. Nhà máy đó sau khi xây dựng đã hoàn thành và đi vào hoạt động bắt đầu từ hồi tháng 3/2014. Ngoài ra, ở Bắc Ninh Samsung cũng có một nhà máy sản xuất điện thoại di động nữa.
Ở Thái Nguyên, Samsung cũng đã có một nhà máy smartphone.
Hiện tại, số lượng nhân công ở Samsung Bắc Ninh là 43.000 người, SEVT là 23.000 người. Samsung dự tính, khi nhà máy mới đi vào hoạt động, tổng số lượng nhân công của 3 nhà máy sản xuất điện thoại di động tại Việt Nam sẽ lên tới 100.000 người - tức nhà máy mới sẽ giải quyết việc làm cho khoảng 34.000 nhân công.Nguồn tin từ báo Đầu tư cho biết, dự án này rất có thể sẽ được hưởng những ưu đãi ở mức cao nhất, với các ràng buộc về điều kiện nghiên cứu và phát triển (R&D). Theo cam kết của Samsung, khoản vốn 3 tỷ USD sẽ được giải ngân trong vòng 5 năm. Mặc dù vậy, tốc độ giải ngân rất có thể sẽ được nhà đầu tư đẩy nhanh hơn bởi trước đó nhà máy SEVT đã giải ngân được khoảng 1,5 tỷ USD sau 1,5 năm xây dựng (từ cuối tháng 3/2013) và trở thành một trong những dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) có tốc độ giải ngân nhanh nhất tại Việt Nam. Các dự án của Samsung đã và đang đóng góp tích cực cho công cuộc phát triển kinh tế - xã hội Việt Nam. Hiện tại, Samsung đóng góp tới gần 20% tổng kim ngạch xuất khẩu của cả nước và đang dần trở thành "đối tác chiến lược quốc gia" của Việt Nam. Nếu tận dụng được nguồn lực từ Samsung và các hãng khác, Việt Nam sẽ có cơ hội trở thành trung tâm sản xuất thiết bị công nghệ lớn trong khu vực.