Tin mới
Sony hoãn ra mắt 4 ống kính full-frame E-mount cực hot
Theo kế hoạch thì Sony sẽ ra mắt 4 ống kính mới trong buổi họp báo diễn ra ngày 13/02, cùng với đó là giá và thời điểm bán sản phẩm. Tuy nhiên, vì lý do nào đó, sự kiện này vừa bị hoãn lại. Sau đây là những thông tin ban đầu về 4 mẫu ống kính E-mount đang được thị trường mong đợi.
4 ống kính sắp được Sony giới thiệu ra thị trường bao gồm:
1. Distagon T* FE 35mm F1.4 ZAFE 24-240mm F3.5-6.3 OSS 2. FE 90mm F2.8 Macro G OSS 3. FE 24-240mm F3.5-6.3 OSS 4. FE 28mm F2 Trong 4 sản phẩm nói trên, đáng chú ý nhất là ống kính Distagon T* FE 35mm F1.4 ZA của Carl Zeiss - hãng sản xuất ống kính nổi tiếng đến từ Đức. Sản phẩm được thiết kế hướng đến dân chuyên nghiệp với vòng chỉnh khẩu độ bằng tay và đường kính filter 72mm. Vòng chỉnh khẩu độ này được thiết kế dạng bánh răng ăn khớp và có thể liên kết với phụ kiện chuyên dùng để thay đổi khẩu độ ống kính trong khi máy đang quay video. Không phải ngẫu nhiên mà Carl Zeiss lại mang vòng chỉnh khẩu độ bằng tay lên ống kính của mình. Chốt gạt "click" bên cạnh chính là công tắc chuyển đổi cách vận hành chiếc vòng này. Nếu bật "ON" thì khẩu độ sẽ được thay đổi từng nấc một, khi vặn qua mỗi nấc người ta sẽ cảm nhận được độ nảy và tiếng "tách". Nếu công tắc này ở vị trí "OFF", vành chỉnh khẩu độ sẽ xoay êm, mượt và không kêu "tách, tách" nữa. Khi chụp ảnh người ta sẽ gạt chế độ "click" sang "ON" còn quay video thì "OFF". Distagon T* FE 35mm F1.4 ZA có cấu trúc tốt, kích thước vừa phải, thiết kế đẹp và chất lượng (được dự đoán) sẽ rất cao cấp nhờ công nghệ quang học và lớp tráng phủ T* nổi tiếng của Carl Zeiss. Nhận được nhiều sự quan tâm không kém là ống kính FE 90mm F2.8 Macro G OSS. Sản phẩm này thuộc dòng G - ống kính chất lượng cao của Sony. Nó là ống macro sử dụng ngàm E-mount thứ 2 của Sony nhưng là ống kính macro đầu tiên tương thích hoàn toàn với cảm biến full-frame trên các máy α7, α7R, α7S, α7Ⅱ. Trước đó, Sony có ống kính E 30mm F3.5 nhưng chỉ "thỏa mãn" cảm biến kích thước APS-C trên các máy NEX hay α6000, α5100, α5000... của Sony mà thôi. Chính vì vậy, FE 90mm F2.8 Macro G OSS sẽ thỏa mãn nhu cầu chụp ảnh marco của các nhiếp ảnh gia đang sử dụng Sony α7, α7R, α7S, α7Ⅱ.
Sản phẩm có thiết kế đẹp, cấu trúc rất tốt, vòng lấy nét được làm khá tinh xảo và tất nhiên cũng không thể thiếu tính năng chống rung. Vì là ống kính Macro, lại thuộc dòng G của Sony nên chắc chắn nó sẽ có cấu trúc quang học rất tốt và độ nét thuộc hàng cao nhất trên thị trường. Thứ ba là ống kính FE 24-240mm F3.5-6.3 OSS do chính Sony chế tạo, sản phẩm có dải tiêu cự chạy dài từ wide cho đến tele, tức là rất đa dụng. Sony thiết kế ống kính này khá nhỏ gọn và đẹp mắt, ngoại hình vừa phải, không hầm hố như model FE 70-200mm F4 G OSS. Chưa rõ chất lượng ảnh của 2 ống kính này hơn kém nhau ra sao, nhưng rất có thể FE 70-200mm F4 G OSS sẽ tốt hơn vì thuộc dòng G. Ngoài ra, FE 24-240mm F3.5-6.3 OSS cũng hỗ trợ chống rung như tất cả các ống kính zoom ngàm E của Sony, đây là một tính năng mặc định không thể thiếu trên các ống kính zoom của hãng. Cuối cùng, ống kính FE 28mm F2 đã được các nhiếp ảnh gia phong cảnh chờ đợi từ lâu. Thuộc loại góc rộng có tiêu cự cố định 28mm, không chỉ thích hợp để chụp phong cảnh, ống kính này còn hữu hiệu khi chụp ảnh đời thường, bởi khẩu độ lớn kết hợp cùng góc rộng cho phép nhiếp ảnh gia street-life dễ dàng thể hiện chủ thể có ý đồ và bố cục bối cảnh theo chiều sâu. FE 28mm F2 có kích thước và thiết kế khá giống model E 35mm F1.8 (ống kính SEL dành cho cảm biến crop APS-C). Nhìn chung, đó là thiết kế gọn nhẹ so với các ống kính góc rộng khác. Chưa dừng lại ở đó, khả năng của FE 28mm F2 có thể được mở rộng nếu kết nối ống kính này với 2 bộ chuyển đổi chuyên dụng để tạo những hiệu ứng tiêu cự khác nhau. 2 bộ chuyển đổi (Converter), một là FE Ultra Wide Converter dùng để chuyển đổi từ 28mm sang góc rộng hơn, tương đương 21mm. Bộ thứ hai là FE Fisheye Converter dùng để mở góc rộng hơn nữa thành 16mm và tạo hiệu ứng mắt cá (Fisheye). Cả hai Converter này đều được thiết kế để gắn trước ống kính FE 28mm F2 theo dạng gài - kiểu liên kết này giúp cho việc tháo lắp dễ dàng và nhanh chóng.
1. Distagon T* FE 35mm F1.4 ZAFE 24-240mm F3.5-6.3 OSS 2. FE 90mm F2.8 Macro G OSS 3. FE 24-240mm F3.5-6.3 OSS 4. FE 28mm F2 Trong 4 sản phẩm nói trên, đáng chú ý nhất là ống kính Distagon T* FE 35mm F1.4 ZA của Carl Zeiss - hãng sản xuất ống kính nổi tiếng đến từ Đức. Sản phẩm được thiết kế hướng đến dân chuyên nghiệp với vòng chỉnh khẩu độ bằng tay và đường kính filter 72mm. Vòng chỉnh khẩu độ này được thiết kế dạng bánh răng ăn khớp và có thể liên kết với phụ kiện chuyên dùng để thay đổi khẩu độ ống kính trong khi máy đang quay video. Không phải ngẫu nhiên mà Carl Zeiss lại mang vòng chỉnh khẩu độ bằng tay lên ống kính của mình. Chốt gạt "click" bên cạnh chính là công tắc chuyển đổi cách vận hành chiếc vòng này. Nếu bật "ON" thì khẩu độ sẽ được thay đổi từng nấc một, khi vặn qua mỗi nấc người ta sẽ cảm nhận được độ nảy và tiếng "tách". Nếu công tắc này ở vị trí "OFF", vành chỉnh khẩu độ sẽ xoay êm, mượt và không kêu "tách, tách" nữa. Khi chụp ảnh người ta sẽ gạt chế độ "click" sang "ON" còn quay video thì "OFF". Distagon T* FE 35mm F1.4 ZA có cấu trúc tốt, kích thước vừa phải, thiết kế đẹp và chất lượng (được dự đoán) sẽ rất cao cấp nhờ công nghệ quang học và lớp tráng phủ T* nổi tiếng của Carl Zeiss. Nhận được nhiều sự quan tâm không kém là ống kính FE 90mm F2.8 Macro G OSS. Sản phẩm này thuộc dòng G - ống kính chất lượng cao của Sony. Nó là ống macro sử dụng ngàm E-mount thứ 2 của Sony nhưng là ống kính macro đầu tiên tương thích hoàn toàn với cảm biến full-frame trên các máy α7, α7R, α7S, α7Ⅱ. Trước đó, Sony có ống kính E 30mm F3.5 nhưng chỉ "thỏa mãn" cảm biến kích thước APS-C trên các máy NEX hay α6000, α5100, α5000... của Sony mà thôi. Chính vì vậy, FE 90mm F2.8 Macro G OSS sẽ thỏa mãn nhu cầu chụp ảnh marco của các nhiếp ảnh gia đang sử dụng Sony α7, α7R, α7S, α7Ⅱ.
Sản phẩm có thiết kế đẹp, cấu trúc rất tốt, vòng lấy nét được làm khá tinh xảo và tất nhiên cũng không thể thiếu tính năng chống rung. Vì là ống kính Macro, lại thuộc dòng G của Sony nên chắc chắn nó sẽ có cấu trúc quang học rất tốt và độ nét thuộc hàng cao nhất trên thị trường. Thứ ba là ống kính FE 24-240mm F3.5-6.3 OSS do chính Sony chế tạo, sản phẩm có dải tiêu cự chạy dài từ wide cho đến tele, tức là rất đa dụng. Sony thiết kế ống kính này khá nhỏ gọn và đẹp mắt, ngoại hình vừa phải, không hầm hố như model FE 70-200mm F4 G OSS. Chưa rõ chất lượng ảnh của 2 ống kính này hơn kém nhau ra sao, nhưng rất có thể FE 70-200mm F4 G OSS sẽ tốt hơn vì thuộc dòng G. Ngoài ra, FE 24-240mm F3.5-6.3 OSS cũng hỗ trợ chống rung như tất cả các ống kính zoom ngàm E của Sony, đây là một tính năng mặc định không thể thiếu trên các ống kính zoom của hãng. Cuối cùng, ống kính FE 28mm F2 đã được các nhiếp ảnh gia phong cảnh chờ đợi từ lâu. Thuộc loại góc rộng có tiêu cự cố định 28mm, không chỉ thích hợp để chụp phong cảnh, ống kính này còn hữu hiệu khi chụp ảnh đời thường, bởi khẩu độ lớn kết hợp cùng góc rộng cho phép nhiếp ảnh gia street-life dễ dàng thể hiện chủ thể có ý đồ và bố cục bối cảnh theo chiều sâu. FE 28mm F2 có kích thước và thiết kế khá giống model E 35mm F1.8 (ống kính SEL dành cho cảm biến crop APS-C). Nhìn chung, đó là thiết kế gọn nhẹ so với các ống kính góc rộng khác. Chưa dừng lại ở đó, khả năng của FE 28mm F2 có thể được mở rộng nếu kết nối ống kính này với 2 bộ chuyển đổi chuyên dụng để tạo những hiệu ứng tiêu cự khác nhau. 2 bộ chuyển đổi (Converter), một là FE Ultra Wide Converter dùng để chuyển đổi từ 28mm sang góc rộng hơn, tương đương 21mm. Bộ thứ hai là FE Fisheye Converter dùng để mở góc rộng hơn nữa thành 16mm và tạo hiệu ứng mắt cá (Fisheye). Cả hai Converter này đều được thiết kế để gắn trước ống kính FE 28mm F2 theo dạng gài - kiểu liên kết này giúp cho việc tháo lắp dễ dàng và nhanh chóng.
FE Ultra Wide Converter và FE Fisheye Converter.
Nguồn: dc.watch.