Tin mới
Tại sao thiết kế của smartphone mãi mãi sẽ không thể đạt sự hoàn hảo
Trải qua hàng chục năm với công nghệ máy móc hiện đại nhưng thiết kế của smartphone vẫn không thể trở nên hoàn hảo, buộc các nhà sản xuất phải liên tục thay đổi, điều này thực sự rất khó khăn
Cố gắng làm một sản phẩm phù hợp với tất cả mọi người
Cùng một dòng nhưng có nhiều kích thước. Giống như việc đo ni đóng giày không thể làm một chiếc giày vừa vặn cho tất cả mọi người thì smartphone cũng vậy, một thiết bị duy nhất không làm hài lòng tất cả. Mỗi chúng ta có kích cỡ bàn tay khác nhau, nhiều người có thói quen sử dụng ốp, để điện thoại trong túi quần hoặc trong ví sẽ có cảm nhận khác nhau.
Tuy nhiên, màn hình là yếu tố chính quyết định điện thoại sẽ trông như thế nào. Người dùng muốn có nhiều diện tích hiển thị hơn nhưng mở rộng đường chéo của màn hình, nó vô tình trở nên quá rộng để có thể cầm thoải mái với một vài người. Để khắc phục điều đó, các hãng bắt đầu làm cho điện thoại dài hơn, chẳng hạn như 21: 9. Nhưng kết quả là ngón cái muốn với lên cao để bấm là cực kỳ khó khăn.
Chính vì vậy hiện nay một số sản phẩm mới có nhiều phiên bản kích thước đến vậy, chúng vừa đáp ứng được nhu cầu của mỗi người và cũng tăng thêm doanh thu cho nhà sản xuất.
Ba phím bấm: âm lượng, nguồn và cảm biến vân tay
Đây là 3 phím bấm thường xuyên phải có trên tất cả các smartphone hiện nay. Mặc dù chúng ít được quan tâm khi chúng ta đưa ra quyết định mua một chiếc smartphone nhưng chúng cũng quan trọng như bộ nhớ, màn hình, vậy. Bởi đây là những phím bấm bạn thường xuyên sử dụng nên khi không được bố trí hợp lý, chúng sẽ gây khó chịu, nhất là khi bạn quyết định sử dụng chiếc máy đó trong vài năm.
Bộ đôi Galaxy S10 và S10+ là điển hình cho việc nút âm lượng và nguồn được đặt quá cao, bạn phải điều chỉnh lại cách cầm máy để có thể với đến chúng bằng ngón cái, nhiều khi rất dễ rơi. Galaxy Note 8 lại là ví dụ khác về việc đặt cảm biến vân tay ngay gần với camera, rất nhiều lần chạm nhầm vào camera làm bẩn ống kính.
Vậy tại sao không phải cứ chọn một vị trí hợp lý là xong?
Giả thuyết 1: Việc sắp xếp linh kiện bên trong không cho phép điều đó
Bảng mạch chính của Galaxy S10. Các nhà thiết kế phải xem xét không chỉ vẻ ngoài của một chiếc điện thoại, mà cả cách nó hoạt động. Điều này có nghĩa là có những hạn chế nhất định khi đặt các phím bấm khác nhau xung quanh thân thiết bị. Các thành phần cần phải được kết nối với bảng mạch chính và đó không phải lúc nào cũng là một nhiệm vụ dễ dàng. Mặc dù bên ngoài điện thoại của chúng ta ngày càng bóng bẩy hơn, với các cổng và nút được loại bỏ và cảm biến vân tay ẩn dưới màn hình, nhưng bên trong lại vô cùng chật trội.
Các nhà sản xuất đang cố gắng thỏa mãn nhu cầu sử dụng pin lâu hơn bằng cách nhồi nhét nhiều pin hơn, nhưng điều đó chiếm khoảng trống đáng kể trong điện thoại bởi công nghệ pin đang dậm chân tại chỗ. Điều này buộc các nhà thiết kế đôi khi phải tính toán tỉ mỉ để phù hợp với mọi thứ bên trong. Nếu phải di chuyển phím nguồn hay phím âm lượng lên cao hơn một chút, sự hy sinh đó cũng hoàn toàn xứng đáng.
Giả thuyết 2: Độ bền
Có lẽ bạn đang nghĩ: nút nguồn có liên quan gì đến độ bền? Khung kim loại của điện thoại được coi là bộ xương và nó không chỉ giữ tất cả các thành phần đúng vị trí mà còn đảm bảo thiết bị của bạn không bị cong khi bỏ trong túi hay chẳng may va đập. Vì thế một lỗ khoan để đặt nút nguồn thôi cũng có thể làm suy yếu khung bảo vệ. Đặc biệt khi 2 lỗ này nằm đối diện ở 2 bên trái phải, tạo ra 1 đường nằm ngang mà ở đó nó sẽ dễ cong hơn bất kể chỗ nào.
Tất nhiên bạn sẽ thấy những chiếc máy có đường ngang đó chẳng hạn như iPhone X nhưng các nhà sản xuất thường tăng cường độ cứng tại điểm đó.
Vì vậy ngay khi nhìn thấy một chiếc điện thoại, đừng vội chê trách chúng quá thậm tệ, hãy nhận xét mang tính góp ý. Bởi không tự nhiên các nhà thiết kế giỏi chuyên môn lại dành nhiều tháng trởi để xem xét thiết kế và suy nghĩ rất nhiều giải pháp cho từng chi tiết bạn thấy và cả những gì bạn không thể thấy. Tác phầm hoàn thiện là sự đền đáp xứng đáng vượt xa cái nhìn chủ quan của chúng ta.