Tin mới
Top 10 tay cần tonearm tốt nhất năm 2021
Chọn tay cần và kim luôn là vấn đề nan giải đối với người chơi mâm đĩa than nhất là những ai mới tập làm quen với nguồn âm analog này. Nghe Nhìn Audio giới thiệu giới thiệu lại những cây tonearm được ban biên tập của trang parttimeaudiophile đánh giá là đáng mua nhất trong năm 2021. Bài tổng hợp này sẽ có tất cả 10 tonearm, dao động từ 2.000 cho đến gần 10.000USD, một khoảng giá rất rộng để chúng ta có thể lựa chọn set-up phù hợp với mâm than và ngân sách của mình.
Mở đầu danh sách là thiết kế tonearm đến từ Nhật Bản của thương hiệu Sorane, tiền thân là hãng Abis. Tay cần này dài vượt ngoài tiêu chuẩn với kích thước lên đến 12.7in, thiết kế hình chữ "S" đơn giản nhưng rất tinh tế. Sorane TA-1L có độ hoàn thiện tốt, dễ lắp đặt, cân chỉnh. Sorane sở hữu các máy CNC độ chính xác cao, tất cả sản phẩm của hãng đều được chế tác thủ công từ những chuyên gia giàu kinh nghiệm để đảm bảo chất lượng và độ chính xác đáng tin cậy nhất. Sorane TA-1L và mâm than PolyTable Signature của Gem Dandy được xem là một bộ đôi ăn ý. Ngoài ra, audiophiles Nhật thường ghép cần Sorane với cartridge của hãng ZYX.
Thomas Schick – Từ 2.000 USDMẫu tay cần Thomas Schick này có mức giá khá tốt, thiết kế tương đối đơn giản nhưng độ hoàn thiện rất ấn tượng. Tonearm Schick được lựa chọn trong danh sách bởi đây là một trong những thiết kế tay cần lý tưởng khi gắn với các máng kim chuẩn SPU, nó hoàn toàn phù hợp với kim SPU-A và SPU-G. Với mức giá từ 2.000 USD, khi đặt hàng thương hiệu tay cần đến từ Đức này, bạn có rất nhiều tùy chọn như chiều dài tay cần, độ hoàn thiện, dây cáp và hơn thế nữa. Trong đó, phiên bản 12in mạ vàng là một trong những mẫu rất thu hút đối với dân chơi analog.
Vertere Acoustics SG-1 MKII – 2.495 USD SG-1 là tay cần nổi tiếng với khá nhiều giải thưởng đạt được trong những năm qua. Đây cũng là minh chứng cho thấy nhà thiết kế Touraj Moghaddam luôn quan tâm đến việc tạo đối trọng của tonearm hơn bất kỳ nhà sản xuất nào khác. Tay cần Vertere Acoustics SG-1 MKII có trọng tâm khá thấp với ổ trục quay có khớp nối 3 điểm hoạt động tương tự như thiết kế unipivot. Một trong những điểm đặc biệt của tonearm này chính là thân ống làm từ sợi carbon gia công bằng cách cuốn từng vòng tạo thành thay vì là một ống liền. Thiết kế này giúp giảm tối đa cộng hưởng nội và rung động trên thân của Vertere Acoustics SG-1 MKII. The Wand Master – 2.500-3.250 USD (tùy cấu hình)
Đại diện đến từ New Zealand, tay cần dòng Master Series đầu bảng của thương hiệu The Wand có ngoại hình “cơ bắp” với phần đầu ống cần sắc lẹm. Ống cần này làm từ sợi carbon nhưng được chế tác dày và to một cách hơi bất thường. The Wand Master sử dụng cơ chế unipivot với 3 tùy chọn về chiều dài 9.5, 10.3 và 12in. Với mức giá cạnh tranh hơn so với các tay cần đắt tiền khác, The Wand là một ví dụ điển hình cho thấy một tonearm có thiết kế phù hợp sẽ tác động lớn đến âm thanh của cả hệ thống analog. Với những ai đang sở hữu các dòng mâm Technics SL-1200 hoặc Linn LP12 sẽ cảm thấy hài lòng khi trang bị cần tay The Wand Master phiên bản đặc biệt 10.3in. Kuzma 4Point – 3.795-8.995 USD (tùy cấu hình)
Tonearm Kuzma 4Point được nhiều người biết đến với đặc điểm ổ trục 4 điểm đúng như tên gọi của nó. Tay cần này có ưu điểm đáng kể về khả năng tối ưu ma sát trục xoay, cho phép đầu kim di chuyển trên rãnh đĩa một cách tối ưu, đảm bảo lực tì tuyến tính từ track đầu tiên cho đến cuối đĩa LP. Thiết kế trục treo 4 điểm gồm 2 điểm treo kiểm soát chuyển động theo chiều dọc và 2 điểm còn lại tối ưu cơ chế xoay theo chiều ngang. Ống cần của Kuzma 4Point cũng được gia công từ nguyên khối nhôm để đảm bảo độ đồng nhất về tính chất vật lý, cùng với đó là những kỹ thuật đặc biệt được thừa hưởng từ series tay cần tuyến tính Air Line cao cấp của hãng. Audio Origami PU-7 – 3.995 USD
Audio Origami PU-7, trong tầm giá 4.000 USD, là một trong những tay cần có tiếng rất hay và cực kỳ dễ set-up. Mẫu tay cần này di chuyển với độ chính xác, lướt êm trên rãnh đĩa than. Về thiết kế, Origami PU-7 có kiểu dáng truyền thống, với chất liệu nhôm được phun cát mờ. Tay cần này được xem là lựa chọn lý tưởng cho Linn LP-12s, ngoài ra, bộ đôi Origami Origami PU-7 và mâm than Palmer 2.5i cũng là một sự kết hợp ăn ý và khó có đối thủ trong tầm giá. Reed 3P – Từ 5.700 USD (tùy cấu hình)
Reed đến từ Ý là một trong những tên tuổi được xếp vào nhóm ultra hi-end analog với thiết kế tay cần Reed 5T siêu tuyến tính, kiểm soát chính xác bằng laser. Tuy nhiên, tonearm chúng tôi chọn có giá dễ thở hơn, 5.700 USD, model 3P. Ta cần này dễ điều chỉnh và đã nhận được rất nhiều bài đánh giá tích cực khi set-up trên một số dàn analog đỉnh nhất thế giới. Có rất nhiều điều để nói về kỹ thuật của Reed 3P nhưng điều thú vị nhất là bạn có thể cân azimuth ngay cả khi mâm than đang hoạt động. Ikeda IT-407CR1 – 6.500 USD
Ikeda có lịch sử sản xuất các thiết bị analog lâu đời từ những năm 1960 với một cái tên mà có lẽ không ít người còn nhớ là Fidelity Research. Nhà sáng lập kiêm cựu chủ tịch của hãng là ông Isamu Ikeda vẫn được nhiều người nhắc đến và những chiếc tay cần tuyệt đẹp này vẫn được làm thủ công ở Nhật Bản. Đây là tonearm hoàn hảo cho những ai thưởng thức vẻ đẹp độc đáo, phong cách và màu âm analog đến từ Nhật Bản. Hãy gắn kim Koetsu hoặc Kiseki lên đó và quên đi mọi muộn phiền. AMG 12JT Turbo – 8.500 USD
AMG 12JT Turbo là một trong những tay cần 12in được gia công đơn giản nhưng cực kỳ đẹp mắt. Thương hiệu đến từ Đức này đã rất nỗ lực để tạo ra một tonearm có khả năng vừa giảm ma sát vừa tăng độ ổn định nhưng không quá phức tạp trong việc set-up. Thương hiệu AMG đã vay mượn thiết kế trục quay của cánh máy bay trực thăng ứng dụng vào ổ trục của tay cần 12JT Turbo. Cụ thể bên trong ổ xoay của tonearm có để 2 vòng bi đôi siêu nhỏ và cơ chế khóa sau khi quá trình set-up hoàn chỉnh. Có giá gần 200 triệu đồng, tay cần AMG 12JT Turbo được làm từ nhôm hàng không cực kỳ chính xác và hoàn toàn không cần phải bảo dưỡng. Thales Simplicity II – 9.450 USD
Simpicity II là tay cần tiếp tuyến toàn thời gian với thiết kế cực kỳ độc đáo, nó không cần cơ chế đệm khí hay dùng ống trục đôi đồ sộ như các mẫu tonearm của Clear Audio TT hay Kuzma Air Line. Chỉ với vẻ ngoài bình dị như một tonearm truyền thống nhưng Thales Simplicity II vẫn đảm bảo khả năng bám rãnh đĩa vinyl tuyến tính trong suốt hành trình di chuyển. Cấu trúc cơ khí phức tạp với ống cần thân đôi độc nhất vô nhị, kết hợp các chuyển khớp trục xoay tinh vi, không bào mòn, thừa hưởng từ các bộ máy đồng hồ cơ Thụy Sĩ đã giúp tay cần Simpicity II giữ vẻ đẹp tinh tế và chất âm tham chiếu gần như không có đối thủ trong tầm giá 10.000USD. Việc lắp kim cũng vô cùng dễ dàng nhờ phụ kiện định vị đi kèm. Một chi tiết về những kỹ sư đang làm việc tại Thales mà ít ai biết được biết đó là, HiFiction AG (công ty sở hữu Thales) phải thuê hẳn chuyên gia đồng hồ cơ Thụy Sĩ để đảm bảo việc chế tạo các chi tiết siêu nhỏ, siêu chính xác đạt mức hoàn hảo.
Nguồn: Parttimeaudiophile