Tin mới

Trải nghiệm tai nghe SoundMagic E11C - Tiếp bước một huyền thoại

E10C một thời làm mưa làm gió trên thị trường tai nghe giá rẻ đã có sản phẩm thay thế, và hứa hẹn sẽ tiếp tục là một sản phẩm tuyệt vời ở tầm giá dưới 1 triệu đồng.

Trải nghiệm tai nghe SoundMagic E11C - Tiếp bước một huyền thoại ảnh 1 Có lẽ, tai nghe nhận được nhiều lời khen nhất ở tầm giá dưới 1 triệu đồng, và cũng là sản phẩm thành công nhất của hãng âm thanh SoundMagic là cặp E10 (và sau này là E10C). Đây là tai nghe có chất lượng hoàn thiện vỏ ngoài tuyệt vời, cùng chất âm có thể nói là vượt tầm giá lúc bấy giờ. Và vào 2018, hãng quyết định công bố phiên bản kế nhiệm, để tiếp bước những thành công đó mang tên E11C.

Trải nghiệm tai nghe SoundMagic E11C - Tiếp bước một huyền thoại ảnh 2 Vẫn như E10C, E11C có cách đóng hộp cực kì đơn giản, chỉ là hộp giấy bìa cứng, với mặt trước in một vài lời giới thiệu.

Trải nghiệm tai nghe SoundMagic E11C - Tiếp bước một huyền thoại ảnh 3 Mặt sau có thêm một cửa sổ nhựa để nhìn thấy tai nghe bên trong. 

Trải nghiệm tai nghe SoundMagic E11C - Tiếp bước một huyền thoại ảnh 4 Bộ phụ kiện đã bị cắt giảm so với E10C. Theo những bài đánh giá đầu tiên về phiên bản tiền nhiệm thì nó có tận 6 bộ mút tai và kèm theo  đó là 1 miếng kẹp áo, nhưng E11C chỉ còn 2 bộ và cũng không còn kẹp áo nữa. Rất may là hãng chưa bỏ nốt chiếc hộp khóa kéo.

Trải nghiệm tai nghe SoundMagic E11C - Tiếp bước một huyền thoại ảnh 5 Thay vì được làm bằng nhựa như những cặp tai nghe cùng tầm giá, E10C và giờ là E11C được hoàn thiện housing bằng nhôm nhẹ. E11C hiện chỉ có một lựa chọn màu là xám, nhưng có lẽ trong thời gian sắp tới hãng cũng sẽ bổ sung thêm các màu khác giống với E10C. Một điểm khác biệt là vỏ của E11C được làm sần (matte), nên có lẽ về lâu về dài sẽ đỡ bị xước dăm so người phiên bản tiền nhiệm.

Trải nghiệm tai nghe SoundMagic E11C - Tiếp bước một huyền thoại ảnh 6 Phần dây của E11C được làm bằng bạc, theo hãng thì cho chất lượng nhạc Hi-res, nhưng chất lượng âm thanh của tai 'Hi-res' đến đâu ta sẽ tìm hiểu ở phần sau. Trên dây này ta cũng có một cụm điều khiển nhạc, nhận cuộc gọi và chỉnh âm lượng. Thay vì có các nút bấm riêng biệt thì phần điều khiển của E11C là 1 thanh thẳng, nên có vẻ khó bấm hơn những lúc đi ngoài đường. Đây là một yếu điểm nhỏ, người dùng sẽ tốn thêm một thời gian làm quen trước khi bấm được chính xác các nút này.

Trải nghiệm tai nghe SoundMagic E11C - Tiếp bước một huyền thoại ảnh 7 Jack cắm của tai cũng được làm bằng nhôm và gia cố khá chắc chắn, được làm chéo 45 độ, giúp cho dây đỡ bị gãy gập, gây ra mất tiếng.

Trải nghiệm tai nghe SoundMagic E11C - Tiếp bước một huyền thoại ảnh 8 Thân của tai nghe thẳng, nên 'bám' vào tai người dùng đa phần bằng mút, nên chất lượng mút ảnh hưởng nhiều tới độ thoải mái và cách âm. Các bộ mút mà hãng kèm theo không tệ, đủ dùng nhưng một cặp 'spinfit' dày dặn, có thể quay hướng tùy theo vành tai sẽ nâng cao chất lượng sử dụng của tai lên nhiều. Nếu chọn đúng loại mút, chất lượng cách âm của E11C đủ tốt, bằng được 90% so với những cặp tai đeo dạng monitor (around-the-ear).

Trải nghiệm tai nghe SoundMagic E11C - Tiếp bước một huyền thoại ảnh 9   Thông số kĩ thuật

- Màng loa Dynamic 10mm

- Dải đáp tuyến: 15Hz - 22kHz

- Độ nhạy: 112dB

- Trở kháng: 42 Ohms

- Chiều dài dây: 1m2

- Trọng lượng: 15g

 

Trải nghiệm tai nghe SoundMagic E11C - Tiếp bước một huyền thoại ảnh 10 Ra mắt từ 2012, nhưng tới nay E10C vẫn được người dùng tìm mua và sử dụng đơn giản vì chất âm của nó rất hoàn thiện, không có bất cứ dải nào bị 'bỏ quên' nên dù có chơi nhạc gì thì vẫn làm nổi bật được cái hay của loại nhạc đó. Đến với E11C, hãng vẫn giữ được gần như nguyên vẹn kiểu âm đó, sự thay đổi gần như không nhiều, nhưng vẫn đủ để ta nhận thấy khi có 2 tai để so sánh.

Trải nghiệm tai nghe SoundMagic E11C - Tiếp bước một huyền thoại ảnh 11 Tổng thể âm E11C vẫn rất sạch, với nền âm không bị ầm đơn giản vì phần bass được đặt rất gọn. Lượng bass trong bài Spiller của Cécile Corbel dừng lại ở mức đủ dùng, nhưng tập trung về việc thể hiện sao cho tốt. Từng âm trống nổi rõ ràng, sức impact cao và không hề bị ầm và loãng như những cặp tai cùng tầm giá từ Sennheiser. E10C và E11C đều có nhiều mid-bass hơn là sub-bass, nhưng cũng vì thế mà giữ được độ sạch của nền như đã đề cập, và tuyệt nhiên là không bị 'chảy' (bleed) vào các dải âm khác.

Những ai chỉ thích nghe EDM với âm trầm dập liên tục sẽ cho bass của E11C là vẫn 'ít', nhưng nếu thực sự lắng nghe thì sẽ biết được giá trị của nó vì đây là một âm bass rõ ràng (texture), có tính kiểm soát rất tốt.

Trải nghiệm tai nghe SoundMagic E11C - Tiếp bước một huyền thoại ảnh 12 Đi ngược lại xu hướng của các cặp tai nghe giá rẻ và trung, E11C thể hiện phần mid-range khá là khô, chỉ 'mềm' hơn đôi chút sau một thời gian burn-in. Mid của E11C thậm chí còn có nhiều phần trung cao (high-mid) hơn cả E10C, nên còn có chút thô ráp hơn.

Song, đây là một âm trung sạch, mộc mạc và không hề màu mè. Giọng Vũ Cát Tường trong Đông thể hiện được đúng như những gì bản nhạc truyền tới tai nghe, từ đó tạo ra sự tự nhiên, trung thực hiện đang rất hiếm ở các tai nghe giá rẻ. Sự 'thực' này cũng giúp cho E11C thể hiện được tốt nhạc cụ trong các bài Instrumental, vì không làm chúng ngọt đi, thể hiện được đúng âm sắc. Giống âm bass, âm mid không 'nịnh tai' người dùng, nhưng càng nghe sẽ càng thấy có tính kĩ thuật cao hơn những cặp tai cùng tầm.

Trải nghiệm tai nghe SoundMagic E11C - Tiếp bước một huyền thoại ảnh 13 Điểm mà E11C làm rất tốt, đặc biệt là cho một cặp tai nghe dưới 1 triệu đồng đó là âm cao. E10C trước đây cũng đã có lượng treble nhiều, giờ E11C thậm chí còn nhỉnh hơn nữa, với độ sáng rất cao nên tạo được tính kim khí tốt. Treble này cũng có tính thực, gai gai nên đặc biệt hay ở tiếng guitar điện, tạo sự bạo lực cho các bài nhạc Rock và Metal.

Trải nghiệm tai nghe SoundMagic E11C - Tiếp bước một huyền thoại ảnh 14 Khó có thể khen bất cứ một cặp tai nghe nào có giá dưới 1 triệu đồng có âm trường 'tốt', nhưng ta vẫn có thể coi E11C thể hiện được phần này ở mức 'khá'. Nền âm sạch, các yếu tố âm thanh có thể được đặt về đúng chỗ và tách bạch được với nhau. Phần treble của E11C có nhỉnh hơn so với E10C, nên ở những bài có nhiều treble ở phần rìa tai thì âm trường cũng được đẩy xa hơn so với bản tiền nhiệm, vì tính sắc của treble cũng ảnh hưởng rất nhiều tới độ rộng âm trường của tai nghe.

Trải nghiệm tai nghe SoundMagic E11C - Tiếp bước một huyền thoại ảnh 15 Lời kết

Trong khi các hãng khác đang 'không dây hóa' một cách nhanh chóng, có vẻ SoundMagic vẫn còn mặn mà với các sản phẩm có dây, và đây là một điều tốt. E11C có chất lượng hoàn thiện và cả âm thanh có thể so sánh được với những cặp tai nghe không dây gấp rưỡi, thậm chí gấp đôi.

Liệu đây có phải là một sản phẩm 'bình mới rượu cũ' của cặp E10C hay không? Có! Những nâng cấp của nó là không nhiều, chỉ khi nghe dạng A - B giữa 2 sản phẩm mới thấy được đôi chút sự khác biệt. Nhưng 'rượu' của E10C cho đến 2018 vẫn rất tuyệt vời, khiến cho E11C tiếp tục là một cặp tai cực kì đáng mua ở tầm giá của nó.

Cảm ơn ido Audio đã cho mượn sản phẩm

Minh Đức