Tin mới
7 vấn đề trên smartphone thời đầu đã được giải quyết ổn thỏa
Bạn có để ý những tính năng này trên chiếc smartphone đã được thay đổi rất nhiều kể từ lần đầu ra mắt?
Samsung Omnia 7. Một trong những vấn đề lớn nhất với màn hình OLED thời điểm đó là hiện tượng “Burn- in” nổi nhất chắc phải kể đến LG G5 và LG V20, người dùng sẽ nhìn thấy bóng mờ trên màn hình hiển thị OLED. Tới tận năn 2021, hiện tượng “Burn- in” vẫn chưa được giải quyết nhưng các biện pháp của các nhà sản xuất phát triển đã giúp giảm thiểu hiện tượng này một cách đáng kể. Chất lượng tổng thể cũng là một vấn đề quan trọng của OLED. Trước đây rất khó để xem các màn hình OLED dưới ánh sáng ban ngày. Những cải tiến cho màn hình smartphone hiện nay đã cải thiện độ tương phản và đặc biệt là độ sáng, giúp người dùng sử dụng ngoài trời. Cuối cùng chi phí sản xuất màn hình OLED đã được giảm phần nào trong những năm qua. Giờ đây, những màn hình OLED có thể được lắp đặt trên các smartphone tầm trung của Samsung và Xiaomi. 2. Bộ nhớ không bị chậm đi theo thời gian Một vấn đề khác trong thời kì đầu của smartphone là dung lượng lưu trữ thấp, điều này có thể nhìn thấy rõ ràng trong 2 sản phẩm tablet của Google và Asus Nexus 7 vào năm 2012. Tablet Nexus có bộ nhớ eMMC khá chậm, nhưng vấn đề lớn hơn là cách hệ điều hành Android xử lý bộ nhớ flash, khiến smartphone và tablet chạy trên hệ điều hành này có bộ nhớ ngày càng chậm theo thời gian và điều này dường như trở thành rất hiển nhiên với người sử dụng. Rất may, Google đã đưa đến một tính năng liên quan đến lưu trữ gọi là TRIM từ Android 4.3 trở đi, cải thiện đáng kể hiệu suất của các sản phẩm trong thời gian dài. 3. Chuyển đổi dễ dàng danh bạ và dữ liệu cá nhân Trước đây, khi đổi điện thoại người dùng phải chuyển danh bạ theo cách thủ công (nhập các số điện thoại theo cách thủ công, qua thẻ SIM hoặc máy chuyển danh bạ tại cửa hàng của nhà cung cấp dịch vụ). Vấn đề này đã được khắc phục nhờ tài khoản Google. Khi chuyển đổi thiết bị mới người dùng chỉ cần đăng nhập vào tài khoản Google của mình trên smartphone mới và tất cả các số điện thoại cũng như địa chỉ email được đồng bộ hóa.
Tài khoản Google cũng giúp người dùng có thể nhanh chóng truy cập vào email, thư viện nhạc phát trực tuyến, cloud drive, bản sao lưu ảnh, .... Các smartphone chạy hệ điều hành Android ngày nay đều được cung cấp giải pháp chuyển dữ liệu thông qua tài khoản Google. Bên cạnh đó, mỗi công ty smartphone cũng sẽ cung cấp những ứng dụng riêng dành cho thiết bị của họ để hỗ trợ lưu dữ liệu. Mặc dù quá trình này không được liền mạch như Apple, nhưng dù sao đó vẫn là cách hiệu quả nhất. 4. Zoom hình ảnh không còn quá tệ như trước Trước đây các loại smartphone đều sử dụng tính năng zoom kĩ thuật số từ camera đơn, nhưng trong vài năm gần đây khi nói đến những chiếc smartphone hàng đầu thì sẽ là những sản phẩm tích hợp camera tele 2X, 3X hoặc 5X để cung cấp hình ảnh phóng to rõ nét. Thậm chí một số smartphone được tích hợp 2 camera tele, một để chụp macro và một để chụp xa.
Mặc dù không phải tất cả các dòng smartphone đều sử dụng camera tele, chất lượng hình ảnh của những chiếc smartphone này đều được nhờ những công nghệ hiện đại như công nghệ thu phóng hybrid zoom, trong sản phẩm Super Res Zoom của Google hay Hybrid Optic Zoom của Samsung. LG sử dụng camera chính có độ phân giải cao (từ 48MP đến 108MP) để có thể chụp ảnh thu phóng ở khoảng cách gần tốt hơn bằng cách tăng số pixel. 5. Tăng thêm không gian lưu trữ Cách đây một thập kỷ, smartphone có bộ nhớ 8GB có thể mở rộng bằng thẻ nhớ đã được coi là một chiếc smartphone xịn. Dòng smartphone cao cấp sẽ có bộ nhớ khoảng 16GB, 32GB hoặc 64GB. Thậm chí trên các thiết bị giá rẻ, lưu lượng bộ nhớ chỉ có 4GB. Bởi vậy vấn đề thiếu dung lượng dự trữ là một trong những vấn đề lớn nhất với smartphone đời đầu.
Tuy nhiên đây không còn là vấn đề nghiêm trọng khi các nhà sản xuất đã tăng dung lượng lưu trữ nhờ việc giảm giá thành chip bộ nhớ eMMC và UFS. Ở thời điểm hiện tại không khó để tìm những chiếc smartphone giá rẻ có dung lượng từ 32GB đến 128GB. Ngay cả những điện thoại giá rẻ như Redmi 9A cũng có 32GB dung lượng lưu trữ, trong khi các thiết bị như Samsung Galaxy M12 có tới 128GB dung lượng lưu trữ. Một lý do chính khác khiến dung lượng lưu trữ không còn là vấn đề lớn là lưu trữ đám mây đã trở nên phổ biến hơn. Google Photos hiện đã bỏ tính năng lưu trữ miễn phí không giới hạn, nhưng với 15GB bộ nhớ miễn phí thì đây vẫn là một nguồn lưu trữ cực kì hữu ích. Giá dịch vụ của Google Drive cũng đã giảm trong những năm qua , từ 5 USD/100GB/tháng chỉ còn 2 USD/100GB/tháng, đây là một mức giá phù hợp với nhiều người. Ngoài ra hình ảnh và video cũng chiếm ít dung lượng hơn dù vẫn giữ nguyên chất lượng nhờ sự hỗ trợ của những định dạng mới như HEVC và HEIF, ảnh chụp và video ở độ phân giải cao được nén lại nên chiếm ít bộ nhớ hơn nhưng vẫn giữ nguyên chất lượng. Ngoài ra những dịch vụ phát trực tuyến như Youtube và Instagram cũng hỗ trợ HEVC. 6. Chụp ảnh HDR trở thành chế độ mặc định Một trong những vấn đề lớn nhất với smartphone đời đầu là chụp ảnh HDR khá tệ. HDR thông thường kết hợp nhiều khung hình ở các độ phơi sáng khác nhau để tạo ra hình ảnh có dải động rộng. Nhờ đó người dùng có thể nhìn thấy rõ chi tiết ở trong vùng tối nhất mà không phải hi sinh hình ảnh ở vùng sáng và ngược lại.
HDR trên Galaxy S5. Thật không may, khi chụp ảnh HDR trên những chiếc smartphone đầu tiên cực kỳ tốn thời gian. Do các camera và bộ xử lý của smartphone đời đầu không thể chụp và kết hợp nhiều khung hình đủ nhanh để ngăn bóng mờ. Và bóng mờ thực sự là một vấn đề lớn khi chụp ảnh HDR trên các thiết bị đầu những năm 2010. Galaxy S5 đã khắc phục những điểm yếu đó của công nghệ chụp ảnh HDR. Sản phẩm này mang đến khả năng chụp ảnh HDR theo thời gian thực để nhanh chóng kết hợp các khung hình và tạo ra hình ảnh đẹp mà không bị nhòe hoặc bóng mờ. Kể từ đó, HDR là chế độ mặc định khi chụp ảnh trên các dòng smartphone như Samsung hay Google nó đã đạt tốc độ chụp không khác gì với chế độ bình thường. 7. Cảm biến vân tay trở thành một giải pháp bảo mật an toàn và tiện lợi hơn Trước đây để bảo mật smartphone người dùng sẽ có 2 lựa chọn là mã PIN hoặc vẽ hình mở khóa. Hai lựa chọn này tuy không mang lại trải nghiệm mượt mà nhưng đây là những biện pháp bảo mật ổn nhất thời điểm đó. Vào năm 2011, Motorola Atrix đã lần đầu cho ra mắt cảm biến vân tay nhưng tốc độ còn khá chậm và độ chính xác vẫn còn thấp.
Đến nay, năm 2021 tính năng bảo mật vân tay hoặc Face ID đã rất phổ biến trên các dòng smartphone hiện nay. Không có gì lạ khi tìm thấy cảm biến vân tay trên các điện thoại có giá từ 150 USD trở xuống, như Moto E và Nokia 2.4. Cảm biến vân tay ngày nay rất nhanh và rất chính xác trong hầu hết các trường hợp, ngay cả cảm biến vân tay dưới màn hình cũng khá tốt. Cảm biến vân tay còn được sử dụng cho nhiều mục đích khác nhau, không chỉ bảo mật cho điện thoại mà còn bảo vệ thông tin dữ liệu của người dùng khi được cài đặt để mở khóa các ứng dụng và trang web cho phép sử dụng vân tay để đăng nhập. Theo Androidauthority